Rủi ro Bơi

Một biển cảnh báo người đi bộ trên đường tới bãi biển Hanakapiai

Bơi là một hoạt động ích lợi cho sức khỏe mà lại có ít ảnh hưởng tới khớp. Một người bơi ít chịu rủi ro chấn thương hơn khi so sánh với các môn thể thao khác. Tuy nhiên có những rủi ro sức khỏe khi bơi, bao gồm những nguy cơ sau đây:

  1. Điều kiện nước bất lợi tràn ngập hoặc át hẳn người bơi
  2. Bị đẩy xuống nước một cách bất ngờ do vô ý hoặc cố tình.
  3. Kiệt sức hoặc bất tỉnh.
  4. Mất khả năng hành động khi rơi vào vùng nước nông tối, đau tim hay đột quỵ
  • Hậu quả bất lợi do ngâm nước
  1. Chết đuối thứ cấp, khi nước mặn do sặc tạo ra bọt trong phổi gây thêm hạn chế khi thở.
  2. Hội chứng hít phải nước phải.
  3. Sốc nhiệt độ sau khi nhảy xuống nước có thể khiến tim ngừng đập.
  4. Lồi ương phát triển bất bình thường ở ống tai do sự tiếp xúc liên tục và thường xuyên với nước (được biết đến như là hiện tượng Tai người bơi).
  • Phơi nhiễm chất hóa học
  1. Clo tẩy trùng làm tăng pH của nước nếu không sửa chữa sự tăng pH này thì nó làm da và mắt bị kích thích.
  2. Hít phải Clo; hít phải một lượng nhỏ khí clo từ mặt nước trong khi bơi trong một thời gian dài có thể gây hậu quả bất lợi cho phổi, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh hen. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách lắp đặt hệ thống thông gió ở bể bơi hoặc tốt nhất là làm bể bơi ngoài trời.
  3. Clo cũng ảnh hưởng tiêu cực tới thẩm mỹ sau khi phơi nhiễm lặp đi lặp lại, làm tóc nâu mất màu và khiến nó trở nên sáng màu. Clo gây nguy hại tới cấu trúc của tóc, khiến nó trở nên "xoăn". Clo cũng có thể hòa tan đồng, khiến tóc vàng biến thành màu xanh. Việc bảo dưỡng bể bơi đúng cách quy cách sẽ làm giảm lượng đồng ở trong nước, trong khi làm ướt tóc trước khi xuống bể bơi có thể giảm thiểu hiện tượng trên.
  4. Clo thường còn tồn trên da dưới dạng khan, ngay cả sau khi tắm nhiều lần. Clo bắt đầu bốc mùi ngay khi nó trở lại trạng thái dung dịch (khi ta đổ mồ hôi, hay trong lúc tắm, v.v..).
  • Nhiễm bệnh
  1. Nước là môi trường tuyệt vời cho nhiều loại vi khuẩn, động thực vật ký sinh, nấm và virus; chúng tác động đến con người tùy theo chất lượng nước.
  2. Da có thể bị bệnh từ hồ bơi hoặc từ phòng tắm và gây ra hiện tượng nước ăn chân. Cách đơn giản nhất để tránh hiện tượng này là lau khô các kẽ ngón chân.
  3. Động vật ký sinh như Cryptosporidium có thể chống chịu được Clo và có thể gây ỉa chảy khi người bơi nuốt phải nước bể bơi.
  4. Tai có thể bị nhiễm bệnh như viêm tai giữa, viêm tai ngoài.
  5. Khi nồng độ Clo không được cân bằng đúng cách, nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể xảy ra như là chứng viêm phế quản mạn tính và hen.
  • Những vận động của chính người bơi
  1. Chấn thương do vận động quá nhiều: người bơi bướm thi đấu có thể bị đau lưng, thậm chí gãy đốt sống trong những trường hợp hiếm, và đau vai sau nhiều năm luyện tập; người bơi ếch có thể bị đau gối và hông.
  2. Việc thở quá nhanh nhằm tăng thời gian nhịn thở dưới nước làm giảm lượng CO2 kết quả là làm giảm nhu cầu thở và mất ý thức khi đến cuối quá trình lặn.
  • Điều kiện nước và thời tiết bất lợi
  1. Dòng nước, bao gồm thủy triều và sông có thể gây kiệt sức, đưa người bơi vào trạng thái mất an toàn hoặc chìm.
  2. Gió tạo thêm sóng và có thể cuốn người bơi đi hướng khác
  3. Sự giảm thân nhiệt, gây ra bởi nước lạnh, có thể dẫn tới kiệt sức nhanh chóng và bất tỉnh.
  4. Sự sạm da tăng thêm do sự phản chiếu của mặt nước và thiếu quần áo khi bơi. Tiếp xúc lâu dài với ánh sáng mặt trời làm tăng nguy cơ ung thư da.
  • Các vật thể trong nước
  1. Chân vịt tàu thuyền là nguyên nhân chính của nhiều tai nạn, do một chiếc thuyền chạy qua hoặc bị vướng khi cố trèo lên thuyền.
  2. Va chạm với người bơi khác, với thành bể, đã hay thuyền.
  3. Lao đầu xuống nước, va vào vật thể chìm trong nước hoặc đáy, thường xảy ra khi nước đục.
  4. Va vào các vật thể dưới nước, đặc biệt là cành cây chìm dưới nước hay xác tàu.
  5. Dẫm phải vật sắc nhọn ví dụ như thủy tinh vỡ
  • Sinh vật ở dưới nước
  1. Nọc độc của sứa và một số san hô
  2. Hình thể sắc nhọn của nhím biển, trai vằn, cá đuối gai độc.
  3. Phát cắn của cá mập và các loại rắn và cá khác, kể cả bị kẹp bởi tôm hùmcua.
  4. Điện giật do cá đuối điện và lươn điện.

Các tổ chức thường xuất bản các hướng dẫn an toàn để giúp người bơi phòng tránh các rủi ro. Một cách hữu hiệu là nổi trên nước rất lâu không cần cử động.[2]

Thụy Điển, Đan Mạch, Na UyPhần Lan, chương trình học lớp 5 yêu cầu mọi trẻ em phải học bơi cũng như học cách kiểm soát tình huống khẩn cấp ở gần nước. Thường thường, yêu cầu với trẻ là bơi được 200m hoặc ít nhất là 50m sấp lưng nếu bị rơi xuống nước sâu và giữ đầu dưới nước. Dù 95% trẻ em Thụy Điển ở tuổi tới trường biết bơi, chết đuối vẫn là nguyên nhân tử vong phổ biến thứ ba trong trẻ em.[3]

Ở cả Hà LanBỉ, những bài học bơi ở trường được chính phủ hỗ trợ. Phần lớn các trường học đều dạy bơi. Có một truyền thống dạy bơi lâu dài ở Hà Lan và Bỉ, từ bơi ếch trong tiếng Hà Lan thậm chí được dịch là kiểu bơi nhà trường (schoolslag). Trẻ em được học nhiều biến thế của bơi ếch, có thể không hoàn toàn chính xác về mặt kĩ thuật.

Ở nhiều nơi, những bài học bơi được dạy cung cấp bởi các bể bơi địa phương, các bể bơi được vận hành bởi chính quyền địa phương và các công ty trong thời gian rỗi. Nhiều trường học cũng bổ sung các bài học bơi vào môn học giáo dục thể chất, thường được dạy ở bể bơi của trường hoặc bể bơi gần nhất.

vương quốc Anh, chương trình "Top-ups scheme" (tạm dịch: Kế hoạch bù đắp) yêu cầu mọi trẻ em đang đi học mà không biết bơi và trên 11 tuổi sẽ phải nhận được các bài học bơi hàng ngày một cách tập trung. Những trẻ vẫn chưa đạt chuẩn bơi lội vương quốc Anh 25m về mặt thời gian khi rời trường tiểu học sẽ được dạy bơi nửa giờ mỗi ngày trong vòng 2 tuần trong năm học.[4]

CanadaMéxico cũng đã có những lời kêu gọi đưa môn bơi vào chương trình giáo dục phổ thông.[5]